Trong bán hàng cần phải có chiến lược quảng cáo Shopee khôn ngoan giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Nhưng bạn đã biết cách tối ưu hóa chi phí quảng cáo shopee đạt hiệu quả chưa? Hãy cùng Marketing Global tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Các loại quảng cáo shopee mà bạn cần biết
Hiện tại, có ba hình thức quảng cáo chính: CPM, CPC và CPS
- CPM: là viết tắt của “Cost Per 1000 Impressions” – giá mỗi 1000 lần hiển thị, các nhà quảng cáo CPM đặt giá mỗi một nghìn lần hiển thị và chi trả cho mỗi khi quảng cáo của người bán xuất hiện.
- CPC: được viết đầy đủ là “Cost Per Click” là số tiền bạn kiếm được sau mỗi lần nhấp chuột của người dùng, nhà quảng cáo sẽ xác định CPC cho toàn bộ các quảng cáo. Nhưng sẽ có một số nhà quảng cáo sẵn sàng chi trả thêm tiền cho mỗi lần nhấp chuột dựa trên những gì họ cần quảng cáo.
- CPS: là viết tắt của “Cost Per Sale”, hay gọi là chi phí tính trên mỗi lượt mua hàng. Đây là một trong số các phương thức thanh toán uy tín nhất khi quảng cáo. Bạn sẽ chỉ mất chi phí quảng cáo sau khi khách hàng đặt hàng thành công đồng thời cửa hàng nhận được tiền.

Chạy quảng cáo shopee được tính phí ra sao?
Đặt ngân sách quảng cáo
Đặt ngân sách không giới hạn cho quảng cáo nếu bạn muốn mở rộng độ hiển thị. Giả sử, bạn lần đầu sử dụng quảng cáo shopee hoặc có sự giới hạn về chi phí quảng cáo, bạn có thể thiết lập ngân sách hằng ngày và tổng ngân sách. Chi phí quảng cáo shopee của bạn sẽ không vượt quá ngân sách bạn đã đặt ra.
Ví dụ:
- 10.000đ ngân sách hằng ngày là quảng cáo sẽ dừng khi đã dùng hết 10.000đ trong ngày.
- 100.000đ tổng ngân sách là quảng cáo bị dừng lại khi dùng hết 100.000đ trong suốt chiến dịch.
Đặt giá thầu cho mỗi lượt nhấp
Giá thầu chính là mức giá tối đa khi bạn đã sẵn sàng chi trả mỗi khi người mua nhấp (click) vào quảng cáo của mình. Bạn có thể sử dụng:
- Sử dụng giá thầu được gợi ý khi bạn muốn độ hiển thị quảng cáo sản phẩm ở mức tối đa.
- Sử dụng giá thầu thấp nhất khi bạn chưa chắc chắn với khả năng bán được hàng của sản phẩm chạy quảng cáo này. Đồng thời, kiểm tra tỷ lệ hoàn vốn, thứ hạng của quảng cáo sau mỗi tuần. Thứ hạng thấp (số càng cao, thứ hạng càng thấp) và tỷ lệ hoàn vốn cao, hãy tăng thêm giá thầu.
Đấu thầu là một trong những phương thức tiên tiến giúp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng với mức chi phí nhất định nào đó. Việc này giúp sản phẩm của bạn hiển thị trên trang chủ của shopee hay trong quảng cáo trực tiếp.
Công thức áp dụng:
Chi phí = Số lần nhấp * Số tiền đặt giá thầu.
Nếu cửa hàng của bạn được 1500 lượt nhấp chuột mỗi ngày còn giá thầu là 360 VND. Vậy thì, số tiền bạn cần trả sẽ là 540.000 VND.
Vì vậy, việc bạn dành chi phí quảng cáo shopee bao nhiêu phụ thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn của bạn.Tuy ít tiền nhưng vẫn có thể chạy quảng cáo được còn hiệu quả hiển thị sẽ thấp hơn so với các gian hàng khác.

Các chỉ số được quan tâm trong chi phí quảng cáo shopee
Kết quả quảng cáo hiệu quả hay không được phản ánh qua CIR. Khi hệ số CIR thấp hơn lợi nhuận, chiến lược quảng cáo vẫn có giá trị.
Điểm hòa vốn chính là điểm mà tại đó doanh thu đủ bù đắp mọi chi phí. Hiểu theo nghĩa đơn giản là thời điểm mà người bán không có được lợi nhuận, nhưng cũng không lỗ.
Trước tiên, bạn cần biết rõ ba tham số này: GMV, ROI và CIR.
- GMV: là tổng giá trị hàng hóa được bán tới một thị trường nhất định ở trong một khoảng thời gian nhất định được tạo ra qua những giao dịch giữa khách hàng với khách hàng thông qua một nền tảng nhất định (website hay ứng dụng).
Ví dụ: bạn chạy quảng cáo 100.000 VND với 30 đơn đặt hàng, mỗi đơn hàng là 10.000 VND, chỉ số GMV = 10.000 VND * 30 = 300.000 VND.
- Chỉ số ROI viết đầy đủ là Return on Investment – ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. ROI rất hữu ích cho những mục tiêu kinh doanh của bạn khi đề cập đến cái gì đó cụ thể và phải đo lường được.
Công thức tính: ROI = GMV / Chi phí.
Ví dụ: 300.000đ / 100.000đ = 3 lần.
- Chỉ số CIR là chỉ số quan trọng, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của bạn, được tính bởi chi phí hoạt động chia cho thu nhập từ các hoạt động kinh doanh trong một thời gian xác định.
Công thức CIR = Chi phí / GMV.
Ví dụ: 100.000đ / 300.000đ = 10%. Nói cách khác, lợi nhuận sau khi trừ đi phải lớn hơn 10% mới có lãi. Nói đơn giản hơn, điểm hòa vốn phải luôn đem lại lợi nhuận với ROI cao hơn và CIR thấp hơn.

Cấu thành của CIR:
Trong đó:
- GMV = Số đơn * Số sản phẩm * Giá trị sản phẩm. Các chỉ số cấu thành này đều cần phải có xu hướng tăng để GMV được tăng.
- Số đơn = Lượt xem sản phẩm * Tỷ lệ chuyển đổi lượt xem. Giả sử: một sản phẩm được 1000 lượt xem, bán được 50 đơn. Được tỷ lệ chuyển đổi là 5%.
- Lượt xem sản phẩm = Lượt hiển thị * Tỷ lệ nhấp.
Nói chung, nhằm tăng hiệu quả quảng cáo shopee, bạn cần làm cho các biến mà bạn có thể can thiệp được theo xu hướng tăng lên như: lượt xem sản phẩm, số đơn,…
Mẹo quản lý chi phí quảng cáo shopee đạt hiệu quả cao
Thiết lập giá thầu cho mỗi lượt nhấp (click)
Giá thầu mỗi lượt nhấp gọi là chi phí cao nhất mà bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi lượt nhấp từ người dùng vào quảng cáo của bạn.
- Sử dụng giá thầu thấp nhất: Khi bạn chưa chắc chắn về sản phẩm của mình có được bán chạy hay không. Bạn nên cân nhắc đặt mức thầu thấp nhất cho mỗi lượt nhấp. Khi đã setup giá thầu thấp nhất từ 5 – 7 ngày, bạn hãy kiểm tra hiệu quả của quảng cáo, sau đó tăng giá thầu dần dần đến mức đạt hiệu quả mà bạn mong muốn.
- Sử dụng giá thầu gợi ý: Trường hợp, bạn muốn quảng cáo được xuất hiện ở mức tối đa, bạn có thể lựa chọn mức giá thầu gợi ý hay đặt giá thầu cao hơn so với giá thầu đã gợi ý.

Thiết lập ngân sách quảng cáo hợp lý
Bước tính toán và đặt ngân sách quảng cáo rất quan trọng để xem xét được chiến dịch có thật sự hiệu quả. Để cài đặt ngân sách quảng cáo hãy phải dựa trên các yếu tố như giá nhập sản phẩm, chi phí đóng gói, chi phí shopee, chi phí nhân viên và chi phí quảng cáo shopee. Cuối cùng là xem xét về giá bán có phù hợp và đem lại lợi nhuận. Khi giá bán đã đem lại nhiều lợi nhuận, bạn có thể tăng ngân sách cho quảng cáo nhằm thu hút được nhiều hơn lượng khách hàng tiềm năng, có được vị trí hiển thị tốt nhất.
Để thiết lập chi phí quảng cáo shopee có 2 trường hợp sau:
- Thiết lập chi phí theo tùy chỉnh: Khi bạn đã thành thạo các bước quảng cáo trên shopee, đồng thời nắm được mức hiệu quả của các sản phẩm đang bán, sau đó có thể cân nhắc lựa chọn mức chi phí phù hợp.
- Thiết lập chi phí không giới hạn: Bạn đang mong muốn quảng cáo tối ưu một cách tối đa, mở rộng độ hiển thị.
- Thiết lập chi phí mức thấp nhất: Bạn là người mới bắt đầu chạy quảng cáo thì hãy sử dụng mức chi phí thấp nhất và từ từ tăng dần cho đến khi đạt được mức hiệu quả bán hàng một cách nhất định.
Bí quyết tối ưu chi phí từng dạng quảng cáo shopee
Sau đây là các phương pháp giúp tối ưu chi phí quảng cáo shopee một cách hiệu quả hơn.
>> Tham khảo ngay: Bỏ túi cách quảng cáo tìm kiếm shopee mới nhất 2022
Tối ưu chi phí quảng cáo tìm kiếm sản phẩm shopee
Mục tiêu của cửa hàng đã chọn là tăng khả năng hiển thị những sản phẩm thì:
- Áp dụng các từ khóa mở rộng mới.
- Tăng chi phí giá thầu cho các từ khóa có lượt xem cao và CTR cao. Vị trí quảng cáo có sẵn đã tốt sẽ giúp cải thiện xếp hạng quảng cáo của bạn.
- Trường hợp ngân sách bị hạn hẹp, ngay lập tức tạm dừng hoặc giảm giá thầu từ khóa có tỷ lệ xem và CTR thấp.
Mục tiêu của bạn là muốn tăng doanh số bán hàng thì hãy:
- Thay đổi các loại từ khóa chính xác sang từ khóa mở rộng.
- Shop có ngân sách hạn chế, lập tức ngừng sử dụng các từ khóa có chỉ số ROI thấp.
- Hãy tăng giá thầu cho các từ khóa có GMV cao. Vì nếu cửa hàng đã có vị trí quảng cáo tốt, việc này sẽ giúp quảng cáo được xếp hạng cao hơn.
- Khi mục tiêu của bạn là muốn cho các sản phẩm được sinh lời nhiều hơn.
- Các từ khóa có CIR cao, bạn nên giảm giá thầu xuống thấp hơn. Đồng thời, theo dõi lượt xem, lượt nhấp thường xuyên và đảm bảo các chỉ số đó ổn định.
- Nếu các từ khóa CTR thấp, cần xem xét ngay và tăng giá thầu cho từ khóa này. Từ đó sẽ giúp quảng cáo của bạn xếp hạng cao hơn khi đã có sẵn vị trí quảng cáo tốt.

Tối ưu chi phí quảng cáo tìm kiếm shop
Trường hợp đối với từ khóa có tỷ lệ hoàn vốn cao, bạn nên duy trì giá thầu cạnh tranh nhằm đảm bảo cho quảng cáo tìm kiếm shop được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của shopee.
Còn đối với các từ khóa có tỷ lệ hoàn vốn thấp bạn hãy chuyển đổi từ khóa này sang từ khóa đối sánh chính xác (giả sử bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng từ khóa). Việc này sẽ giới hạn hiển thị quảng cáo chỉ hiển thị ở các từ khóa được đặt giá thầu. Nếu chỉ số này không được cải thiện, hãy xem xét việc xóa các từ khóa này.
Trường hợp đối với từ khóa không hoàn vốn, bạn hãy kiểm tra tỷ lệ hiển thị quảng cáo của những từ khóa này. Đồng thời, cân nhắc việc nâng giá thầu lên một số tiền nhất định để xem lượt xem shop và tỷ lệ hoàn vốn. Tuy nhiên, có lượt xem nhưng lại không có lượt nhấp, bạn hãy xem xét và loại bỏ các từ khóa đó để tối ưu chi phí quảng cáo shopee. Nếu như tỷ lệ hoàn lại thấp cho hầu hết hoặc tất cả các từ khóa, cần kiểm tra trang liên kết.

Tối ưu chi phí quảng cáo khám phá
Thiết lập mức cạnh tranh “cao cấp” – premium nếu như doanh số và lợi nhuận các sản phẩm được quảng cáo tốt. Nếu bạn có sự nghi ngờ, bạn hãy đặt mức cạnh tranh bằng 0%. Sau đó, theo dõi hiệu suất quảng cáo trong hai tuần và tăng dần giá thầu nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận.
Tối ưu chi phí quảng cáo khám phá và theo dõi như sau:
- Thường xuyên kiểm tra hiệu quả của quảng cáo ít nhất một lần hoặc một tuần. Từ đó, điều chỉnh giới hạn ngân sách so cho phù hợp với doanh thu quảng cáo của bạn.
- Trong trường hợp quảng cáo của bạn đang hoạt động rất tốt (đơn đặt hàng và chỉ số CIR không vượt quá biên lợi nhuận). Chú ý tăng đầu tư vào quảng cáo đó. Còn nếu bạn đang sử dụng quảng cáo tự động, cần tiếp tục bật chúng và nâng giới hạn ngân sách hàng ngày lên. Bạn đang thực hiện chế độ thủ công, bạn hãy nâng mức cao cấp cho quảng cáo lên khoảng 20%.

>> Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn quảng cáo TikTok đơn giản cho người mới bắt đầu
Lời kết
Hy vọng bài viết chi phí quảng cáo shopee ở trên sẽ giúp bạn nắm được cách tối ưu chi phí một cách hiệu quả nhất. Marketing Global là đơn vị Agency luôn hỗ trợ tư vấn và đưa ra các giải pháp tối ưu cho kênh shopee của bạn.
Chúc các bạn thành công!