Nếu bạn muốn tìm hiểu về chạy quảng cáo youtube, khái niệm quảng cáo, biết được những dạng quảng cáo của youtube để bạn có thể lựa chọn các dạng phù hợp với nội dung quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình thì chắc chắn bài viết này bạn không nên bỏ lỡ.
Thế nào là quảng cáo youtube?
Quảng cáo youtube là một trong những hình thức quảng cáo online marketing phổ biến và hiện đại nhất trên Google. Cách hình thức quảng cáo của youtube bao gồm các đoạn text, các video xuất hiện trên cùng bên phải của màn hình hay bên trong video, ngoài ra xuất hiện các banner.

Trong những năm gần đây, quảng cáo youtube mới trở nên thật sự phát triển và vô cùng phổ biến. Do youtube có khả năng tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng vì vậy các doanh nghiệp và cá nhân tận dụng chạy quảng cáo youtube nhằm quảng bá thương hiệu của mình hay quảng bá sản phẩm rộng rãi đến người dùng.
Ưu và nhược điểm của chạy quảng cáo youtube
Ưu điểm của chạy quảng cáo youtube
Thời gian tiếp cận liên tục
Doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhiều cơ hội gây sự chú ý thu hút đến khách hàng
- 1 phiên có thể truy cập trên thiết bị di động khoảng hơn 40 phút
- 1 lần truy cập trên youtube có thẻ xem trung bình 7 trang bất kỳ
Đo lường rõ ràng và chi tiết
Sử dụng youtube analytics, bạn sẽ dễ dàng theo dõi bài quảng cáo đã được hiển thị bao nhiêu lần, tỷ lệ nhấp vào xem quảng cáo, chi phí cho mỗi lượt hiển thị, thời điểm người đó bỏ qua xem quảng cáo. Từ đó, bạn có thể nói với bộ phận chăm sóc khách hàng khảo sát người dùng biết đến dịch vụ/ sản phẩm từ đâu và đối chiếu với tỷ lệ chuyển đổi
Tối ưu quảng cáo chi phí
Có rất nhiều cách tính chi phí chạy quảng cáo youtube khác nhau như mỗi lượt xem video, lượt chuyển đổi, lượt hiển thị,… Nếu bấm vào “skip ads” (bỏ qua quảng cáo) khi đang xem video quảng cáo thì sẽ bị tính phí cho lượt xem đó
Phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng rộng lớn
Đối với Việt nam, kênh youtube đã rất phổ biến và gắn bó với cuộc sống của mỗi người. Khoảng 95% người sử dụng mạng ở Việt Nam đều có sử dụng youtube, nhưng có đến 65% số lượng người xem trên thiết bị di động. Hiện tại, youtube đang là một trong những website có lưu lượng truy cập đứng thứ 3 tại Việt Nam (chỉ sau Google và Facebook)
Đúng đối tượng tiềm năng, đạt target mục tiêu dễ dàng
Youtube cho phép bạn nhắm theo nội dung và đối tượng
Nội dung:
- Vị trí: bất kỳ nơi nào video quảng cáo có thể hiện trên youtube
- Chủ đề: chủ đề cụ thể và chi tiết trên youtube, mạng hiển thị của google
- Từ khoá: các cụm từ khóa hoặc từ khóa chính có liên quan đến quảng cáo.
- Thiết bị: PC, điện thoại di động, laptop,…
Đối tượng:
- Nhân khẩu học: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập cá nhân hoặc gia đình, trình trạng hôn nhân,…
- Sở thích: nhóm người quan tâm đến các chủ đề nhất định sẽ thể hiện trên các danh mục đối tượng có sẵn.
- Tiếp thị lại: tiếp cận lại người xem dựa vào các lần tương tác trước
- Đối tượng tương tự:được dựa trên danh sách tiếp thị lại, sau đó so khớp với khách hàng.

Nhược điểm của youtube ads
Chưa tối ưu được các yếu tố để tăng tỷ lệ tương tác
Những văn bản trên video quảng cáo có tỷ lệ rất thấp do nó bị giới hạn tối đa 50 ký tự bởi CTA (kêu gọi hành động), mô tả ngắn gọn… Vì vậy, bạn nên tạo Thumbnail để thu hút người xem và tạo sự chú ý cho các giây đầu tiên của video.
Khó target chính xác khách hàng
Nhắm đối tượng vừa là ưu điểm cũng chính là nhược điểm của youtube ads. Cách chạy quảng cáo youtube thu hẹp đối tượng quảng cáo không có nghĩa là sẽ nhắm đúng đối tượng tiềm năng vì có thể người dùng tự tạo danh mục video riêng cho họ.
Lựa chọn video để hiển thị quảng cáo là điều không thể
Bạn có thể nhắm đến mục tiêu trong phạm vi nhất định nhưng lại không chọn được ngữ cảnh để phát hành video quảng cáo. Về phía phiên diện của người dùng, bạn sẽ thường thấy những video quảng cáo hiển thị sẽ không liên quan đến video bạn đang xem
Tất tần tật những dạng chạy quảng cáo youtube
Google cung cấp trên Youtube 8 dạng quảng cáo chính, mỗi định dạng chạy quảng cáo youtube có cách hoạt động, có độ dài, vị trí và thời điểm xuất hiện đều khác nhau. Do đó, bạn cần phải xem xét trước các định dạng quảng cáo của mình để phù hợp với kế hoạch sản xuất và quay video. Tiếp theo là phần giới thiệu tổng quan và chi tiết của 8 loại hình quảng cáo trên Youtube.
Skippable in-stream ads (Quảng cáo Trong Luồng)
Quảng cáo trong luồng được sử dụng khi bạn muốn cho nội dung của video xuất hiện ở trước, trong video hoặc sau video kèm với đó là banner thương hiệu ở góc trên cùng bên phải của Youtube, đồng thời xuất hiện trên các website hoặc ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google. Những dạng quảng cáo này, người dùng Youtube có thể chọn bỏ qua quảng cáo sau 5s đầu tiên.

Thông số kỹ thuật:
- Thời gian: Trước, trong hoặc sau video
- Thời lượng video: Thời lượng tối thiểu là 12 giây, thời lượng tối đa là 3 phút
- Biểu ngữ: đống hàng với kích thước 300 x 60px và hiển thị ở phía tay phải
- CTA (Call to Action): tiêu đề 15 ký tự và CTA khoảng 10 ký tự
- Phải trả tiền cho: nhấp chuột trong 30 giây (đặt giá thầu CPV), số lượt hiển thị (CPM) hoặc lượt xem.
Lưu ý: Video của bạn cần có nội dung dễ hiểu, rõ ràng để khiến người xem dừng lại chú ý chỉ sau vài giây vì dạng quảng cáo video này cho phép người dùng có thể bỏ qua bất cứ khi nào sau 5 giây.
Non Skippable In-stream Ads (hay Pre-Roll Ads)
Đây là dạng quảng cáo phù hợp với các nhà quảng cáo đã sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nhằm tạo nhận thức về sản phẩm và thương hiệu. Các dạng này thường chạy ở đầu, ở giữa và ở cuối của video, chúng không thể bị bỏ qua và người dùng phải xem toàn bộ video nhưng chúng chỉ có thời lượng ngắn hoặc dài hơn 15 giây, vì thế thông điệp của video phải ngắn gọn, rõ ràng và thật hấp dẫn.

Thông số kỹ thuật
- Thời gian: trước, trong hoặc sau video của bạn
- Thời lượng video: thường tối đa 15 giây
- CTA (Call to Action): tiêu đề 15 ký tự, CTA dài 10 ký tự
- Phải trả tiền cho: Số lần hiển thị (CPM)
Bumper Ads
Dạng chạy quảng cáo youtube này chỉ có thời lượng tối đa là 6 giây, để tận dụng trong khoảng thời gian này, bạn cần phải thu hút sự chú ý của người xem thông qua truyền tải thương hiệu một cách nhanh chóng.

Thông số kỹ thuật:
- Thời gian: trước, trong hoặc sau video của bạn
- Thời lượng video: chỉ tối đa 6 giây
- CTA (Call to Action): tiêu đề 15 ký tự, CTA dài 10 ký tự
- Phải trả tiền cho: Số lần hiển thị (CPM)
Video Discovery Ads (Quảng cáo Đề Xuất)
Đối với loại quảng cáo này sẽ không xuất hiện trước, trong hoặc sau video của Youtube, nhưng nó lại hiển thị dưới dạng đề xuất trong kết quả tìm kiếm hay dưới dạng video có liên quan trong bên phải. Ngoài ra, bạn có thể đặt các video quảng cáo ở nhiều vị trí khác nhau, có thể ở đầu trang kết quả tìm kiếm của kênh Youtube, hoặc trong trang chủ của Youtube đối với thiết bị di động hoặc video được đề xuất trên trang xem của Youtube.

Thông số kỹ thuật:
- Thời lượng video: Tối thiểu là 12 giây
- Mô tả: 2 x 35 ký tự
- Tiêu đề: 100 ký tự
- Phải trả tiền cho: số lượt nhấp chuột để bắt đầu xem video (CPC)
Sponsored Card Ads (Thẻ tài trợ)
Sponsored Cards là dạng quảng cáo popup hiển thị trên màn hình phát video giữa các video hoặc cũng có thể hiển thị ở góc bên phải của video và có chức năng là giới thiệu sản phẩm, video giới thiệu khác thông qua Google Shopping.

Kích thước của thẻ là 300×250 pixel đối với máy tính để bàn dạng hình ảnh hay flashcards, ngoài ra, bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào định dạng là jpg, jpeg hoặc GIF (không có hoạt ảnh) đối với điện thoại di động.
In-video Overlay Ads (Quảng cáo Lớp Phủ)
Dạng quảng cáo này lớp phủ xuất hiện khi người dùng bắt đầu phát video, hình thức bạn dễ thấy nhất là khi bạn thấy những video banner quảng cáo xuất hiện ngay dưới video. Điểm nổi bật của quảng cáo lớp phủ trong video rất xuất sắc khi thu hút sự chú ý của người xem nhưng không bị gián đoạn trải nghiệm người dùng.

Thông số kỹ thuật:
Loại | Tuỳ chọn | Đơn vị | Loại tệp | Kích thước |
Overlay Image | Bắt buộc | 480×70 | GIF, PNG, JPG | 150KB |
Companion Banner | Có hoặc không | 300×250 | GIF, PNG, JPG | 150KB |
Display Ads
Dạng chạy quảng cáo youtube hiển thị hình ảnh là một trong những phương pháp thu hút người xem của trang website, các phương tiện truyền thông xã hội hay nền tảng truyền thông xã hội khác đều thực hiện một hành động cụ thể. Loại quảng cáo trực tuyến này kết hợp với văn bản, URL và hình ảnh liên kết đến một trang website nào đó, nơi khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm hoặc cách thức mua hàng. Hầu hết các quảng cáo có kích thước hình vuông hay hình chữ nhật trong đó nội dung sẽ chứa thường được thiết kế phù hợp với nội dung của trang website đó.

Masthead Ads
Đối với Youtube Masthead sẽ xuất hiện 24h trên đầu trang chủ của Youtube trên cả 3 giao diện điện thoại di động, màn hình tivi, máy tính. Nhưng hình thức quảng cáo này chỉ phù hợp cho 1 nhà quảng cáo của mỗi quốc gia vào từng ngày, ước tính trong khoảng thời gian đó sẽ tiếp cận được 60 triệu người dùng.

Hình thức: xuất hiện trên đầu trang chủ Youtube
- Hình thức đặt thầu: CPM – CPD
- Mục tiêu marketing phù hợp: Tăng nhận diện thương hiệu
- Chỉ số đánh giá hiệu quả: Lượt hiển thị, Lượt view video (25%, 50%, 75%, 100%), lượt click sang website, lượt click vào video
Hình thức hiển thị:
Máy tính | Di Động | TV | |
Tự động chạy | Có | Có | Có (nếu app trên TV có hỗ trợ) |
Âm thanh | Có trong tối đa 30s đầu. Có thể tắt tiếng | Không có đến hết thời lượng của video | Không có đến hết thời lượng của video |
Định dạng hiển thị | Rộng hoặc 16:9 | Phù hợp với màn hình thiết bị | Rộng hoặc 16:9 |
Headline | Hỗ trợ | Hỗ trợ | Hỗ trợ |
Mô tả | Không hỗ trợ | Hỗ trợ | Hỗ trợ |
CTA | Hỗ trợ. Khi click vào sẽ sang trang Youtube để xem. | Hỗ trợ. Khi click vào sẽ sang trang Youtube để xem. | Không có CTA. |
Hình thức tính phí | CPM, CPD | CPM, CPD | CPM |
Bật mí chi phí chạy quảng cáo video trên Youtube
Chi phí chạy quảng cáo Youtube không có một con số cố định. Chi phí sẽ chênh lệch khác nhau tùy đối tượng xem, độ dài và độ phức tạp hoặc từ ngữ trong kịch bản của video.
Bạn cần phân tích ngân sách của mình và nhu cầu của mình trước khi thực hiện chạy quảng cáo trên nền tảng này.
Bạn phải chi trả theo mỗi lượt xem video đối với quảng cáo Youtube, có nghĩa là nếu ai đó xem quảng cáo hoặc tương tác với quảng cáo của bạn, bằng cách nhấp vào quảng cáo đó tương ứng với mỗi lần xem hoặc mỗi lượt hành động được tính cụ thể như:
- Dạng Trueview là quảng cáo video thông thường sẽ có mức giá chi phí khoảng từ 80đ – 150đ cho mỗi lượt xem.
- Dạng Bumper Ads sẽ có mức giá đấu thầu từ 20.000đ – 30.000đ theo CPM ( tức 1000 lần hiển thị)
Câu hỏi được thắc mắc rất phổ biến nếu bạn đang chạy quảng cáo trên youtube, nếu người dùng bấm vào nút Skip Ads (Bỏ qua quảng cáo) không xem quảng của bạn khi xem Youtube thì bạn có phải trả phí quảng cáo không?
Bạn đừng lo lắng, Youtube có chính sách với những điều khoản để bảo vệ người dùng.
Một trong những số đó là Youtube sẽ tính phí quảng cáo khi người nào đó xem quảng cáo hay tương tác với quảng cáo của bạn ( bấm vào phần quảng cáo hoặc các biểu ngữ đi kèm để gợi ý) ít nhất 30 giây đầu tiên, còn không tất cả mọi thứ sẽ tính là miễn phí.

Lời kết
Bạn đang cảm thấy khó khăn và gặp nhiều trở ngại trong việc chạy quảng cáo trên Youtube thì bạn có thể tìm hiểu về chạy quảng cáo youtube trên website của Marketing Global. Hoặc bạn đang quan tâm đến dịch vụ chạy quảng cáo Youtube thì hãy liên hệ ngay đến Marketing Global để được tư vấn nhé!
Pingback: Cách chạy quảng cáo youtube đơn giản và hiệu quả cho bạn